Wednesday, February 23, 2011

Lời Khen Trung Quốc không Dám Nhận của Gaddafi

Gaddafi: "Tổ mẹ nó, cái quân làm loạn.  ông sẽ cho chúng mày ăn bom!"
by Jason Miks 
Sean Nguyen chuyễn ngữ

Tôi chắc rằng lãnh đạo Trung Quốc sẽ không cám ơn lãnh tụ Libya, đại tá Gadhafi, vì lời khen “quá cỡ thợ mộc” đêm qua cho cách Trung Quốc dẹp tan vụ biểu tình ở Quảng Trường Thiên An Môn trước đây.

Trước áp lực buộc phải từ chức, Gaddafi lại phát động một cuộc tấn công hung bạo vào những người mà ông ta coi là những kẻ chống đối thuộc hàng ‘gián bọ’, nghiện ngập, những người mà ông ta cho là ‘say xỉn và lừa dối’. Thao thao suốt cả tiếng đồng hồ với nấm đấm giơ lên đầy giận dữ, Gadhafi thề sẽ tiếp tục chiến đấu tới ‘giọt máu cuối cùng’.

Nói về vụ Thiên An Môn, Gaddafi bảo rằng, “Các sinh viên tại Bắc Kinh đã phản đối nhiều ngày bên cạnh bảng hiệu Coca-Cola... Sau đó là xe tăng đã tiến lên và nghiền nát họ.”

 

Trên thực tế thì Gadhafi còn làm hơn cả vụ Thiên An Môn, đã có nhiều bài tường thuật, Gadhfi đã dùng máy bay để ném bom vào đoàn người biểu tình, cũng như thuê mướn bọn côn đồ để khủng bố công dân ngay tại nhà của họ. Sư leo thang chống lại chính công dân của mình như thế thì thật là kỳ quái và vô cùng ngoan cố. Như Matt Gumey đã lưu ý trên tờ National Post hôm qua, ‘khi tự đánh bom chính thủ đô mình thì ngày tàn của chế độ thật là gần'.

Trung Quốc: "Là nó, hổng phải tui!"


Trung Quốc thường rất nghiệm ngặt trong vị thế của mình trong những tình hình như hiện nay, họ miễn cưỡng lên án việc trấn áp các vụ bất ổn vì sợ sẽ tạo sự chú ý đến các vấn đề dân chủ của chính Trung Quốc. Nhưng có lẽ vì một phần không muốn bị coi là cùng nhóm với những kẻ lãnh đạo kệch cỡm, những người thường có vẻ cô lập với các thực tế xung quanh họ, Trung Quốc đã cùng với các thành viên Hội Đồng Bảo An khác ra yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng bạo lực, và gở bỏ ngay các giới hạn áp đặt lên giới truyền thông báo chí tại Libya.

Tuy nhiên, có một chút mỉa mai trong lời yêu cầu của TQ vì khán giả truyền hình của CNN tại Hoa Lục xem bài phát biểu của Gadhafi tối qua chỉ thấy màn ảnh trống ngay khi Gaddafi đề cập tới sự kiện thiên An Môn.

Wednesday, February 9, 2011

Ai Cập, Mubarak, Còn Ai nữa?


By Jason Miks, Sean Nguyễn chuyễn ngữ.

Các nổ lực tìm kiếm thông tin về vụ xáo trộn tại Ai Cập của người Trung Hoa Lục Địa khá phức tạp, mặc dù nó không cần thiết là do sự kiểm duyệt của chính phủ. Nhưng người xử dụng internet tìm kiếm từ khóa "Ai cập" trên mục tìm kiếm của các cổng trang mạng như Sina.com chẳng hạn, thì chẳng có kết quả phản hồi nào.

Lý do khá rõ ràng - Chính quyền Trung Quốc không muốn công dân họ nảy sinh bất kỳ một ý tưởng gì từ cuộc xáo trộn tại Ai Cập. Đây không phải là lần đầu tiên các bộ phận kiểm duyệt nơi đây ngăn chặn việc thảo luận liên quan tới bất ổn. Ngược về năm 2009, chính quyền đã tăng cường kiểm soát các thảo luận trên mạng trong sự kiện ở Tân Cương, thuộc Tây Bắc Trung Hoa về cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người Uyghurs ở khu tự trị nơi đây, dẫn đến gần 200 người thiệt mạng vào hồi tháng Bảy.

Để phản ứng lại các cuộc thảo luận nảy lửa về nguyên nhân dẫn đến cuộc bạo loạn, chính phủ đã cắt internet đến Tân Cương trong nhiều tháng trời. Điều này được biết như dùng nút chặn internet, tương tự như cái cách mà tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak nhanh chóng bắt chước và đã thất bại trong việc ngăn chặn các người biểu tình nhóm lại thông qua các trang mạng xã hội.

Một cách thú vị, nó không chỉ là giới lãnh đạo Bắc Kinh đang tìm cách phức tạp hóa sự ngăn chặn này, mà ngay cả các nhà lập pháp Mỹ cũng đang thảo luận về một cái như thế. Hai thượng nghị sĩ Joseph Lieberman và Susan Collins đã giới thiệu trước giới lập pháp, theo như một bản tường trình, là sẽ trao cho tổng thống  Obama quyền hạn lên các hệ thống máy tính cá nhân trong  trường hợp có "Tình trạng khẩn trương thế giới mạng quốc gia" và nghiêm cấm các tòa luật pháp can thiệp. Điều này cho phép Bộ An Ninh Nội Địa tái lập, giới hạn và ngay cả cắt đứt giao thông mạng tại Hoa Kỳ. Nếu có hiệu lực, thì điều rắc rối và đáng lo ngại là định nghĩa thế nào là tình trạng khẩn trương trên mạng?

Tất cả những điều này không phải về việc truyền thông Trung Quốc không đưa tin về các diễn biến tại Ai Cập, mà thực ra sự kiện này lại dùng để khuyến cáo người dân những việc không nên làm.

Tờ Global Times (của Trung Quốc_SN) là một thí dụ, đã biên tập là: ' Nói chung, dân chủ có một hấp lực mạnh bởi vì các mô hình thành công tại Tây phương. Nhưng liệu các mô hình ấy có áp dụng được ở các nới khác trên thế giới là điều đáng ngờ, khi mà càng có nhiều nơi đã chứng tỏ thất bại'

Tại Tây phương dân chủ không chỉ là hệ thống chính trị mà còn là lối sống. Tuy nhiên các nền dân chủ mới trổi dậy tại Châu Á và Châu Phi đang chỉ là đụng độ và đụng độ ở cấp độ đường phố.

Dân chủ vẫn còn quá xa với Tunisia và Ai Cập. Trong khi nền tảng vững chắc cho sự thành công của dân chủ bắt nguồn từ kinh tế, giáo dục và xã hội.'

Lời nhắn gởi của tờ Global Times khá rõ ràng_ bạn sẽ có dân chủ trong một tình huống không rõ ràng và tương lai bất định. Nhưng nhẫn nại để tập trung phát triển kinh tế và sự hài hòa xã hội là điều chắn chắn, và không phải lo lắng đến những thứ không thể tiên đoán được, những thứ bạo loạn như đang xảy ra tại Ai Cập....



Nguồn:

Egypt. Mubarak. Who?”. By Jason Miks. February 4, 2011. Diplomat.

Egypt. Mubarak. Who?

http://the-diplomat.com/china-power/2011/02/04/egypt-mubarak-who/

Sunday, February 6, 2011

Người Đốt Đuốc cho Tunisia

By Sean Nguyen Feb. 5, 2011

Đúng ra là người ấy đã tự biến mình thành bó đuốc để soi sáng lương tri cho những kẻ độc tài và đánh thức sức mạnh tiềm ẩn trong những con người bị áp bức đè nén. Tên anh là Muhamad Bouazizi, sống ở tỉnh Sidi Bouzid thuộc miền trung Tunisia. Cha mất sớm khi Bouazizi chỉ mới 3 tuổi, ông qua đời vì bị bệnh tim khi phải bán sức lao động để kiếm những đồng tiền còm cỏi tại nước láng giềng Lybia. Khi mới lên 10 Bouazizi đã phải phụ mẹ đi bán hàng rong vào ban đêm để ban ngày có thể đến trường, nhưng cũng phải bỏ học khi Bouazizi 17 tuổi để phụ gia đình nuôi các em ăn học. Ước mơ của Bouazizi cũng rất đơn giản là sẽ tậu được một chiếc pickup truck  để việc bán rong được thuận lợi hơn, là thay vì phải dùng xe đẩy tay. Nhưng đó cũng chỉ là ước mơ không bao giờ thành hiện thực. Vì Bouazizi đã ra đi vĩnh viễn ra đi vào ngày mồng 4 tháng 1 vừa qua khi mới 26 tuổi, 18 ngày kể từ khi anh tự đổ xăng vào mình đến trước trụ sở chinh quyền địa phương và châm lửa biến thành một thứ ánh sáng khiến kẻ độc tài phải lo sợ bỏ nước mà chạy.

Bouazizi có cả thảy 6 anh em, anh là anh cả. Cuộc sống đối với anh là một cuộc vật lộn từ tuổi thơ. Lang thang đẩy xe bán hàng rong trên đường phố luôn bị cảnh sát quấy nhiễu lấy lý do là bán hàng rong không có giấy phép, mà theo sự xác nhận sau này của một viên chức chính quyền Sidi Bouzid là không cần một loại giấy phép như thế. Nhưng đó chỉ là cái cớ để họ xách nhiễu và làm tiền những người như anh. Họ đã nhiều phen tịch thu hàng hóa của anh, trong khi đó là nguồn sinh lợi duy nhất của gia đình Bouazizi.

"Con giun xéo lắm cũng oằn", đó là vào buổi sáng định mệnh 17 tháng 12 năm 2010. Bouazizi lại bị xách nhiễu. Lần này là từ một nữ cảnh sát tên Hamid, bà này cùng với hai người phụ tá không những họ hất đổ và tịch thu hàng của Bouazizi mà còn sỉ nhục tát anh giữa đám đông, nhưng việc bà ta xúc phạm tới người cha quá cố của anh là điều đã vượt mức chịu đựng của Bouazizi, niềm kiêu hãnh cuối cùng của người thanh niên cũng bị tước đi. Quá uất ức anh chạy đến văn phòng chính phủ địa phương yêu cầu được gặp họ, nhưng chẳng ai chịu tiếp anh. Họ làm ngơ trên nỗi đau của anh. Anh cũng đã cảnh cáo họ là "Nếu các người không muốn gặp tôi tôi sẽ tự đốt mình". Thế là anh tự đổ xăng lên người và châm lửa.

Trong suốt 18 ngày vật lộn với những vết thương bỏng nặng để duy trì sự sống, tin tức ấy lan nhanh như ánh chớp trong nhóm người trẻ tuổi Tunisia, những người có trí thức, có bằng cấp nhưng lại không có công ăn việc làm, mà suốt ngày chỉ còn biết túm tụm tại các quán cà phê để nghe ngóng tin tức và việc làm. Họ chia sẻ với nỗi đau của Bouazizi, và trút nỗi giận của họ lên chính quyền của Ben Ali, vị tổng thống đã cầm quyền hơn 23 năm tại Tunisia. Trong khi dân chúng cả nước chịu đựng nạn thất nghiệp trên 30%, thì gia đình ông này lại là biểu tượng của sự giàu sang, mà cho tới lúc đào tẩu, vợ ông này cũng nhanh tay cuỗm đi một tấn rưỡi vàng từ ngân hàng trung ương của quốc gia. Điều này làm người ta nhớ đến cặp vợ chồng đệ nhất tham nhũng độc tài của Philippines trước đây là Ferdinand Marcos và vợ là Imelda.

Có thể nói cái chết của Bouazizi chỉ là giọt nước cuối cùng của sự chịu đựng của người dân với một chính thể độc tài. Những kẻ ngồi xổm trên quyền lực quá lâu như Ben Ali thường hay vô cảm với cảm giác của người dân. Họ chỉ bừng tỉnh một khi quyền lực của họ bị thách thức triệt để, nhưng thường đã quá muộn màng. Trong những ngày cuối cùng tại bệnh viện của Bouazizi. Ben Ali muốn xoa dịu dân chúng bằng cách đến thăm và an ủi gia đình anh, nhưng mọi thứ đã trể tràng. Bouazizi không còn là nỗi đau của một gia đình, mà là nỗi đau của một xã hội, mà Ben Ali không ai khác hơn chính là người phải chịu trách nhiệm cho việc đó. Người dân Tunisia thề bắt kẻ phải chịu trách nhiệm cho cái chết của Bouazizi, cái chết của niềm hy vọng của một xã hội. Họ thề sẽ trả thù cho anh. Chính vì thế gia đình Ben Ali vội chạy thoát sang Arab Xêút, một xứ độc tài khác và là một quốc gia biểu tượng của thế giới Hồi Giáo để được che chở. Cũng như nhận định của Adam Boutza trong bài Việt Nam sẽ là một Tunisia, đây không phải là vấn đề Hồi Giáo hay không Hồi Giáo, mà đây là vấn đề công bằng xã hội và tự do cá nhân đã bị chà đạp.

Cuộc nổi dậy của người Tunisia đã tạo ra một phản ứng giây chuyền trong các nước lân bang như Ai Cập và Yemen, người dân ở những nơi này cũng đã quá bất mãn với những ông lãnh đạo già nua, độc tài nhưng vẫn cố bám víu lấy quyền lực và hầu như không bao giờ chịu thừa nhận sự thất bại của mình trong việc lãnh đạo đất nước. Họ cần phải bị thay thế bằng cách này hay cách khác trước khi xã hội mới có thể tiến lên được. Hiệu ứng dây chuyền này có lẽ đặt Hoa Kỳ và chính phủ của Thổng Thống Obama vào một phép thử của một mặt ủng hộ cho lý tưởng tự do nhân quyền như là một cam kết của chính phủ Hoa Kỳ với thế giới, hay là cứu lấy chính phủ của các ông tổng thống độc tài, già nua nhưng lại là đồng minh hiếm hoi và khá trung thành trong thế giới Hồi Giáo. Cho tới nay người ta chỉ nghe được những tuyên bố hàng hai từ Washington như kiểu: "Ai Cập nên cho phép sự thay đổi xảy ra". Nhưng chắc chắn Hoa Kỳ phải làm một cái gì đó để có thể tiếp tục duy trì ảnh hưởng tại kho vực này.

Có lẽ Bouazizi cũng đã được an ủi phần nào, và còn may mắn hơn một số người dân Việt nam. Vì dân Tunisia đã không để anh chịu uất ức, lẽ loi khi chết. Họ đã được truyền sức mạnh từ hành động của anh và đã có hành động để thay đổi xã hội.

Còn những người buôn thúng bán bưng tại Việt Nam như Bouazizi thì phải kể là ,nhiều hơn về số lượng, và lâu hơn về thời gian. 36 năm chứ không phải là 23 năm như Tunisia. Họ tuy đông đảo, nhưng như không tồn tại. Chẳng mấy ai lắng nghe hay ủng hộ họ, chứ đừng nói tranh đấu cho họ. Họ thường xuyên chịu sự xách nhiễu của chính quyền từ công an khu vực đến quản lý thị trường. Đến ngay cả những con chó của các gia đình đại gia giàu có nhưng vô tâm. Có ai nghe họ và đáp lời cho nỗi đau của họ? Người viết bài này thật sự nghi ngờ rằng nếu có một người buôn thúng bán bưng tại Việt Nam có hành động như Bouazizi rồi cũng sẽ bị lãng quên như một kẻ không may trong cái nhìn bàng quan của mọi người nơi đây.

Có người nhận định rằng, người Việt Nam quá sợ hãi chính quyền nên trở nên hèn nhược, và điều đó đã trở thành một thói quen- thói câu an cá nhân. Điều này cũng đúng một phần, nhưng có lẽ chưa hoàn toàn chính xác. Với một dân tộc luôn đấu tranh cho sự sinh tồn suốt chiều dài lích sử như Việt Nam, nỗi sợ hãi không dễ gì thống trị được họ. Theo nhận định của của người viết bài này thì chính cái đặc tính suy nghĩ thiếu sâu sắc nên dẽ dàng dẫn đến sự chấp nhận hoàn cảnh, mới là nguyên nhân chứ không phải là nỗi sợ hãi . Cũng bởi sự kém sâu sắc này, nên đôi khi dễ dàng chấp nhận hoàn cảnh một cách thụ động, kể cả khi hoàn cảnh ấy hết sức nghịch lý. Sự chấp nhận và chịu đựng chính thể Cộng sản độc tài hiện nay cũng nằm trong sự nông cạn và thiếu quyết đoán đó. Những cái mà chính thể này mang lại so với cái mất mát về lâu về dài là không tương xứng. Mất mát một phần lãnh thổ là cái dể nhận ra và thấy được. Còn mất mát những giá trị tinh thần và đạo đức là những cái mất khó nhận ra, nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp tới sự lành mạnh của một dân tộc mà để từ đó mọi thứ đổ đốn xảy ra trong khắp xã hội. Tuổi trẻ mất đi lý tưởng, sống một cách ích kỷ. Trí thức lại thiếu lòng, thiếu chí, nếu không muốn nặng lời là khá ươn hèn. Hai chữ "Trí thức" với đa số giờ đây chỉ còn dùng để kiếm cơm, để "lên đời", để có một cuộc sống vật chất thoải mái hơn mà không cần suy nghĩ về những điều còn quan trọng hơn thế. Số khác lại bị đóng khung với thú tiêu khiển chữ nghĩa hoặc độc thoại không hơn không kém. Trong khi ấy, nỗi sợ thì cuối cùng cũng sẽ vượt qua kể cả nỗi sợ về cái chết, mà người Việt khá bình thản với nó. Nhưng chính những sự bằng lòng một cách nông cạn, thiếu suy nghĩ sâu sắc, thiếu dứt khoát trong lập trường, là những cái sẽ còn đeo bám và tạo ra nhiều hệ lụy cho người Việt sau này, kể cả thời hậu CS. Điều này chưa hẳn là dân trí thấp, mà là thói quen, một thói quen rất đáng bị lên án. Đây mới là cái mà theo tác giả bài viết này là cái đáng sợ nhất cho người Việt Nam. Họ đã quá dễ dàng chấp nhận, mà đôi khi là chấp nhận những cái chẳng ra gì, như cái chế độ hiện tại chẳng hạn.

Ai sẽ có khả năng đốt đuốc cho Việt Nam?


Nguồn:

- "Bouazizi: The Man Who Set Himself and Tunisia on Fire" by Rania Abouzeid Jan. 21, 201, Time.

- "The Story of Mohamed Bouazizi, the man who toppled Tunisia", Intenational Business Time, Friday, January 14, 2011

- "The Arab World's Youth Army" BY ELLEN KNICKMEYER , JANUARY 27, 2011, Foreign Policy.

- "Tunisian President Zine el-Abidine Ben Ali and his family's 'Mafia rule' "By Colin Freeman 16 Jan 2011, Telegraph.
- "Egypt's Struggle for Freedom" BY YASSER EL-SHIMY, JANUARY 27, 2011, Foreign policy.

Việt Nam sắp trở thành Tunisia


Adam Boutzan - Sean Nguyen chuyễn ngữ


Những cuộc nổi dậy thành công ít khi được đoán trước. Cuộc nổi dậy vừa qua của tầng lớp trung lưu đã hất văng chế độ của Ben Ali tai Tunisia chỉ có thể giải thích trong sự nhìn lại (retrospect). Trước đó khó có ai có thể biết nó sắp xảy ra.

Các nhà phân tích cho rằng hợp chất dễ cháy là một xã hội có lớp người trẻ nhiều học thức, quá ít việc làm, một giai tầng ưu tú ăn cắp (“kleptocratic elite”), và sự thất bại của hệ thống an ninh quốc gia để bảo vệ chế độ khỏi sụp đổ.

Những nhà phân tích khác đang tranh luận liệu trường hợp Tunisia sẽ được lập lại tại các nước Arab kế bên như Algeria, Ai Cập (Egypt), và Yemen hay không. Và nếu như thế, thế giới phải phản ứng ra sao trong tình trạng rối loạn đó.

Các bộ ngoại giao của Mỹ, Anh, Nhật, Pháp và Đức đang cố gắng đoán xem chuyện gì xảy ra sau đó để chuẩn bị tư thế để có thể làm việc với bất kỳ người nào nếu cuộc nổi dậy thành công, đồng thời không làm hại đến quan hệ hiện tại nếu chính quyền đương nhiệm đối đầu được với thử thách.

Nếu khôn ngoan họ không chỉ nhìn vào thế giới Ả Rập.

Cuộc nổi dậy tại Tunisia rất giống với phong trào đối lập làm lung lay cái chế độ Mullah (chế độ do các giáo sĩ Hồi Giáo cai trị) của Iran cách đây hơn một năm. Đây không phải về vấn đề Hồi Giáo mà là về công bằng xã hội và tự do cá nhân. Và nếu đúng như thế, các nhà phân tích phải xét đến sự quan hệ của nó đối với tất các các quốc gia, theo Hồi Giáo hay không, trong những giai đoạn phát triển khó khăn.

Tại nhiều quốc gia đang phát triển, giáo dục và mạng xã hội điện tử đã khiến cho giới trẻ và dân ở thành thị ý thức về những thứ mà họ chưa có. Ở một vài nơi, họ không có những thứ mà người khác có thể mua được nếu có việc làm ổn định. Còn những nơi khác thì họ lại không có quyền được nói lên điều họ suy nghĩ, hoặc quyền được thay đổi các nhà lãnh đạo khoan nói đến chuyện thay đổi cả hệ thống.

Việt Nam rơi vài trường hợp thứ hai này.

Kể từ 1991, lãnh đạo của đảng Cộng Sản đã thanh công trong việc đưa hàng tiêu dùng đến tay người dân. Một tập hợp dân chúng - vẫn còn bị sự nghèo đói khốn khổ ám ảnh vì sự thất bại của nhà nước Việt Nam trong cố gắng xây đựng chủ nghĩa xã hội thực sự trong thời gian 1975-1986 - hạnh phúc với một lợi tức mỗi người trung bình là $1,200 USD: có nhà cửa tốt hơn, có đủ để ăn, có xe máy, TV và tiền để thỉnh thoảng tiêu xài xa xỉ. Người Việt đứng hàng đầu trong những người lạc quan nhất, tin rằng cuộc sống sẽ tiếp tục tốt đẹp hơn, theo điều tra về Chỉ Số Hạnh Phúc do tạp chí Forbes bảo trợ.

Tuy nhiên không ít người Việt khác vẫn phàn nàn trên blog, trên Facebook rằng tài sản vật chất chưa đủ và sự thiếu thốn những quyền tự do chính trị căn bản. Đại đa số người Việt thường giễu cợt khi nói đến những người này, cùng lắm đó là những kẻ lẩm cẩm không biết tô màu theo đưỡng vẽ sẵn. Họ nhún vai gạt qua khi những người này bị (công an) đánh đập hay bị giam tù vì những tội danh như “Lợi dụng internet để cổ xúy hệ thống đa đảng và dân chủ.”

Sự thụ động chính trị của hầu hết người Việt không thể giải thích bằng sự thiếu hiểu biết về thế giới bên ngoài. Các tờ báo đã tường trình sống động hơn và không có sự kiểm duyệt về các sự kiện tại Tunisia và bây giờ là tại Ai cập, kể từ khi chế độ Ben Ali bị lật đổ hồi giữa tháng. Vàngay chuyện biểu tình bạo động làm rung động Bangkok cách đây một năm, đã là những tin tức hàng ngày trên các phương tiện truyền thông báo chí, mà cảm nghỉ phổ biến là “Cảm ơn Trời nó không xảy ra nơi đây.”

Trong một quốc gia mà trước đây chính thức theo chủ nghĩa quân bình song lại là nơi lớp giàu mới phô trương, giới trẻ thành thị có học cũng chỉ mong đạt đến mực giàu có thong tục như thế. Hầu hết dân chúng tin rằng chỉ cần chăm chỉ với một chút may mắn thì cuộc sống sẽ tốt đẹp và dễ dàng hơn

Theo bảng “Chỉ số phồn vinh” của Viện Legatum - một bản siêu phân tích vừa được công bố hôm 26-1, thì năm qua Việt Nam đã nhảy 16 bậc và hiện đang xếp thứ 61 trên tổng số 110 nước được khảo sát. Tunisia đứng thứ 48 trong cùng bảng xếp hạng “đánh giá toàn cầu về thịnh vượng và hạnh phúc” này.

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam đã vừa thay ban lãnh đạo đất nước, đề bạt một số và cho về hưu một số khác. Điều mà người ta thường nghe đồn thổi lẫn trong màn nhiễu trắng trước đại hội, là sự nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc tiếp tục phát triển kinh tế. Không chỉ là tăng về lượng, mà cả về phẩm chất - những loại đầu tư và các chính sách có thể đưa Việt Nam ra khỏi khối các nước xuất khẩu nguyên liệu và hàng hóa sản xuất bằng lao động rẻ tiền.

Đó là lời hứa mà chính quyền Hà Nội có thể không thực hiện nổi. Có lẽ các đảng viên đảng Cộng sản hiểu tính chính chống của chế độ của họ bây giờ phụ thuộc nặng nề vào việc họ nâng cao được mức sống của người dân, và họ sẽ phải hành động tương xứng. Thế nhưng, dường như chắc rằng nhóm đổi mới trong nội bộ đảng sẽ tiếp tục bị kềm chế vì cơ chế đã xơ cứng, với những nét đặc thù: bao cấp, tham nhũng lan tràn và tình trạng thái ấp địa phương.

Nếu như sợ tiến bộ kinh tế suốt một phần tư thế kỷ qua của Việt Nam bị khựng lại hay gián đoạn, hỗn loạn có thể xảy ra. Có hàng triệu thanh niên lái xe máy, và đều có điện thoại di động 3G - ai đã từng chứng kiến những dịp ăn mừng chiến thắng của đội bóng đá Việt Nam đều có thể hình dung khi nguồn năng lượng ấy được biến thành cơn khích động chính trị. Và nếu như ở Tunisia, tình hình sẽ chắc chắn trở nên tồi tệ, và nếu như có một hay hai đụng độ nhỏ đến chế người, thành liệt sĩ; nếu hàng chục nghìn người thách thức quyền lực của nhà nước cộng sản liệu chính quyền có thể trông cậy được vào lực lượng “Công An Nhân Dân” để bảo vệ cho họ hay không?

Việt Nam, quốc gia với 86 triệu dân, có đến 1,2 triệu công an, mà theo một ước tính của chuyên gia khả tín về an ninh quốc phòng, nhà phân tích Carl Thayer. Tổng quát đây là một đám tham nhũng, lạm quyền, có mặt ở khắp mọi nơi, và người dân thường thì tránh xa họ khi có thể. Xét về cá nhân, hầu hết công an - cũng như trường hợp Tunisia - đều thuộc tầng lớp trung lưu thấp, coi nghề công an là một con đường để tiến thân.

Các đơn vị công an đặc nhiệm xuất sắc trong việc theo dõi và trấn áp những người Việt Nam nào chia sẻ ý tưởng nổi dậy của họ với người khác. Cảnh sát nội an thường xuyên cảnh báo rằng các thế lực thù địch chống Việt Nam âm mưu tổ chức một cuộc “cách mạng màu” kiểu Đông Âu. Công an còn được hệ thống luật pháp hỗ trợ cấm cản việc thành lập các nhóm vận động độc lập, nguồn sức mạnh của một xã hội dân sự ở nhiều quốc gia.

Những người bất đồng chính kiến Việt Nam có vẻ lẽ loi và còn ít về số lượng, và cứ như thế thì họ sẽ không địch lại với công an. Tuy nhiên, hãy giả sử mức phát triển kinh tế bị gián đoạn hay khựng lại. Và thử tưởng tượng một thanh niên Việt Nam có bằng đại học, không tìm được việc làm, phải dựng xập bán dưa bên lề đường? Hãy thử hình dung công an bắt giữ và tịch thu quầy hàng của anh ta vì không có giấy phép? Hãy thử hình dung anh ta phản đối chính quyền và nếu bị phớt lờ hoặc bị sỉ nhục?

Những điều ấy lại thường xảy ra ở Việt Nam. Giả sử thật sự có một người trẻ có học thức lại phải đi bán rong kiếm sống như thế, đổ xăng vào người (như trường hợp của Muhamad Bouazizi, Tunisia - SN), và đến trước một trụ sở của Đảng ở địa phương và châm lửa thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Còn gì cho em, tuổi trẻ Việt Nam?


Sean Nguyen


Em chưa được sinh ra khi cuộc chiến huynh đệ tương tàn kết thúc. Ngày em chào đời là lúc em thừa hưởng một đất nước tan hoang rã rời.

Em được cha mẹ kể lại trong cuộc chiến vừa qua hơn hai triệu đồng bào ruột thịt của cả hai miền đã ngã xuống cho mảnh đất em đang lớn lên. Một cách chính thức và không chính thức em được biết dân ta rất hào hùng. Ở cả hai phía đều có những anh hùng bất khuất nhưng rất tiếc họ lại đánh nhau.

Ông em đi lính Việt Nam Cộng hòa, nhưng bố em lại phải đi nghĩa vụ quân sự cho nhà nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, còn em thì cắp sách đến trường để nghe người ta giảng về sự oai hùng của quân đội bố em khi đánh bại đội quân của ông em. Em ngồi đó mà nghe chết lặng cả tâm hồn.

Năm tháng lặng lẽ trôi qua ông em đã ra người thiên cổ, bố em nay tuổi cũng già. Thế hệ chúng em giờ đây chỉ biết có một điều là kiếm tiền, kiếm thật nhiều tiền để có đủ tiền mua tất cả, từ những viên thuốc lắc trong vũ trường, những tấm bằng đại học giá bèo đến cả những công lý ở đời thường.

Tiền là thước đo cho sự thành công, là phẩm chất sống xã hội đang cổ võ. Em luôn tự hỏi không biết rồi đây tiền có mua được sự toàn vẹn lãnh thổ không nữa.

Khi nghe tin Trung Quốc đang cướp lãnh thổ ngoài khơi của Việt Nam em bỗng giật mình, sao lại thế nhỉ? Việc này đã có nhà nước lo lâu rồi cơ mà. Hơn nữa Trung Quốc là nước xã hội chủ nghĩa anh em mà có một lần em được học dưới mái trường XHCN sau ngày thống nhất đất nước:


“Việt Nam và Trung Quốc là hai nước anh em, sông liền sông, núi liền núi. Trung Quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí mà còn là người thầy tín cẩn, đã cưu mang chúng ta, nhiệt tình để chúng ta có được ngày hôm nay, thì chủ quyền Hoàng Sa và Trường sa thuộc về Trung Quốc hay thuộc về ta cũng vậy thôi. Khi nào chúng ta muốn thu hồi thì Trung Quốc sẽ sẵn sàng trao lại*...”

(Ngô Thế Vinh – “Biển Đông dậy sóng”)


Chẳng lẽ đây là cái “tình anh em xã hội chủ nghĩa” mà em được học?

Trăm lần không, ngàn lần không, em không muốn tin, nhưng nó lại là sự thật. Đây đúng là câu chuyện “Cây Khế” thời đại rồi*
Trung Quốc vĩ đại không chỉ là người đồng chí mà còn là người thầy tín cẩn, vậy thì chủ quyền Hoàng Sa và Trường sa thuộc về Trung Quốc hay thuộc về ta cũng vậy thôi

Hôm qua, cùng các bạn xuống đường tuần hành phản đối Trung Quốc hành chính hóa hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam em đã ngộ ra một điều: Tiền không thể mua được sự an nguy của tổ quốc, lòng yêu nước theo kiểu Xã hội chủ nghĩa có cái gì đó không thể tiêu hóa nổi.

Vẫn một điệp khúc cũ khi anh công an ngăn cản chúng em đến gần toà lãnh sự Trung Quốc: “Vấn Đề Hoàng Sa và Trường sa đã có nhà nước lo, các anh tụ tập phản đối như vậy là bất hợp pháp”.

Chao ôi, sao lại thế này? Phản đối kẻ xâm lược cũng là bất hợp pháp ư? Vậy thì còn việc gì mà không bất hợp pháp trong chính quyền em đang sống đây? Em tự hỏi và tự trả lời. Không, không có việc gì cả chỉ là vấn đề “chính quyền nhân dân” có thích nhân dân hay không mà thôi.

Các bạn ơi chúng ta đã bị ru ngủ từ lâu lắm rồi. Đất nước của chúng ta do máu xương của cha anh để lại thì cũng phải lấy máu xương của chúng ta mà gìn giữ nó.

Chúng ta không thể ủy thác cho bất kỳ một ai dù là chính quyền khi họ không còn đủ ý chí chính trị mạnh mẽ. Chúng ta phải nên làm một cái gì đó nhỏ thôi nhưng thật ý nghĩa trước khi mọi việc quá muộn, để đến khi thế hệ con em chúng ta được sinh ra đất nước này vẫn hình chữ S thân yêu. Hãy vững bước lên các bạn ơi.


Một tiếng thét giữa trời xanh, sóng dậy.
Nước non này không phải của riêng ai,
Núi trả núi, sông đền sông, đòi lại.
Nam sơn hà một dải định Thiên thư
Trong vũ trụ bao la không cùng tận
Việt Nam mình bất khuất sử lưu danh
Sông có cạn, núi có mòn, vẫn giữ
Lệ có nhòa, máu có đổ, xông lên

Người Đốt Đuốc cho Tunisia



Người Đốt Đuốc cho Tunisia

Đúng ra là người ấy đã tự biến mình thành bó đuốcđể soi sáng lương tri cho những kẻ độc tài và đánh thức sức mạnh tiềm ẩn trong những con người bị áp bức đè nén. Tên anh là Muhamad Bouazizi, sống ở tỉnh Sidi Bouzid thuộc miền trung Tunisia. Cha mất sớm khi Bouazizi chỉ mới 3 tuổi, ông qua đời vì bị bệnh tim khi phải bán sức lao động để kiếm những đồng tiền còm cỏi tại nước láng giềng Lybia. Khi mới lên 10 Bouazizi đã phải phụ mẹ đi bán hàng rong vào ban đêm để ban ngày có thể đến trường, nhưng cũng phải bỏ học khi Bouazizi 17 tuổi để phụ gia đình nuôi các em ăn học. Ước mơ của Bouazizi cũng rất đơn giản là sẽ tậu được một chiếc pickup truck  để việc bán rong được thuận lợi hơn, là thay vì phải dùng xe đẩy tay. Nhưng đó cũng chỉ là ước mơ không bao giờ thành hiện thực. Vì Bouazizi đã ra đi vĩnh viễn ra đi vào ngày mồng 4 tháng 1 vừa qua khi mới 26 tuổi,18 ngày kể từ khi anh tự đổ xăng vào mình đến trước trụ sở chinh quyền địa phương và châm lửa biến thành một thứ ánh sáng khiến kẻ độc tài phải lo sợ bỏ nước mà chạy.

Bouazizi có cả thảy 6 anh em, anh là anh cả. Cuộc sống đối với anh là một cuộc vật lộn từ tuổi thơ. Lang thang đẩy xe bán hàng rong trên đường phố luôn bị cảnh sát quấy nhiễu lấy lý do là bán hàng rong không có giấy phép, mà theo sự xác nhận sau này của một viên chức chính quyền Sidi Bouzid là không cần một loại giấy phép như thế. Nhưng đó chỉ là cái cớ để họ xách nhiễu và làm tiền những người như anh. Họ đã nhiều phen tịch thu hàng hóa của anh, trong khi đó là nguồn sinh lợi duy nhất của gia đình Bouazizi.

"Con giun xéo lắm cũng oằn", đó là vào buổi sáng định mệnh 17 tháng 12 năm 2010. Bouazizi lại bị xách nhiễu. Lần này là từ một nữ cảnh sát tên Hamid, bà này cùng với hai người phụ tá không những họ hất đổ và tịch thu hàng của Bouazizi mà còn sỉ nhục tát anh giữa đám đông, nhưng việc bà ta xúc phạm tới người cha quá cố của anh là điều đã vượt mức chịu đựng của Bouazizi, niềm kiêu hãnh cuối cùng của người thanh niên cũng bị tước đi. Quá uất ức anh chạy đến văn phòng chính phủ địa phương yêu cầu được gặp họ, nhưng chẳng ai chịu tiếp anh. Họ làm ngơ trên nỗi đau của anh. Anh cũng đã cảnh cáo họ là "Nếu các người không muốn gặp tôi tôi sẽ tự đốt mình". Thế là anh tự đổ xăng lên người và châm lửa.

Trong suốt 18 ngày vật lộn với những vết thương bỏng năng để duy trì sự sống, tin tức ấy lan nhanh trong nhóm người trẻ tuổi Tunisia, những người trẻ có trí thức, có bằng cấp nhưng lại không có công ăn việc làm, mà suốt ngày chỉ còn biết túm tụm tại các quán cà phê để nghe ngóng tin tức và việc làm. Họ chia sẻ với nỗi đau của Bouazizi, và trút nỗi giận của họ lên chính quyền của Ben Ali, vị tổng thống đã cầm quyền hơn 23 năm tại Tunisia. Trong khi dân chúng cả nước chịu đựng nạn thất nghiệp trên 30%, thì gia đình ông này lại là biểu tượng của sự giàu sang,mà cho tới lúc đào tẩu, vợ ông này cũng nhanh tay cuỗm đi một tấn rưỡi vàng từ ngân hàng trung ương của quốc gia. Điều này làm người ta nhớ đến cặp vợ chồng đệ nhất tham nhũng độc tài của Philippines trước đây là Ferdinand Marcos và vợ là Imelda.

Có thể nói cái chết của Bouazizi chỉ là giọt nước cuối cùng của sự chịu đựng của người dân với một chính thể độc tài. Những kẻ ngồi xổm trên quyền lực quá lâu như Ben Ali thường hay vô cảm với cảm giác của người dân. Họ chỉ bừng tỉnh một khi quyền lực của họ bị thách thức triệt để, nhưng thường đã quá muộn màng. Trong những ngày cuối cùng tại bện viện của Bouazizi. Ben Ali muốn xoa dịu dân chúng bằng cách đến thăm và an ủi gia đình anh, nhưng mọi thứ đã trể tràng. Bouazizi không còn là nỗi đau của một gia đình, mà là nỗi đau của một xã hội, mà Ben Ali không ai khác hơn chính là người phải chịu trách nhiệm cho việc đó. Người dân Tunisia thề bắt kẻ phải chịu trách nhiệm cho cái chết của Bouazizi, cái chết của niềm hy vọng của một xã hội. Họ thề sẽ trả thù cho anh. Chính vì thế gia đình Ben Ali vội chạy thoát sang Arab Xêút, một xứ độc tài khác và là một quốc gia biểu tượng của thế giới Hồi Giáo để được che chở. Cũng như nhận định của Adam Boutza trong bài Việt Nam sẽ là một Tunisia, đây không phải là vấn đề Hồi Giáo hay không Hồi Giáo, mà đây là vấn đề công bằng xã hội và tự do cá nhân đã bị chà đạp.

Cuộc nổi dậy của người Tunisia đã tạo ra một phản ứng giây chuyền trong các nước lân bang như Ai Cập và Yemen, người dân ở những nơi này cũng đã quá bất mãn với những ông lãnh đạo già nua độc tài nhưng vẫn cố bám víu lấy quyền lực và hầu như không bao giờ chịu thừa nhận sự thất bại của mình trong việc lãnh đạo đất nước. Họ cần phải bị thay thế bằng cách này hay cách khác trước khi xã hội mới có thể tiến lên được. Hiệu ứng dây chuyền này có lẽ đặt Hoa Kỳ và chính phủ của Thổng Thống Obama vào một phép thử của một mặt ủng hộ cho lý tưởng tự do nhân quyền như là một cam kết của chính phủ Hoa Kỳ với thế giới, hay là cứu lấy chính phủ của các ông tổng thống độc tài già nua nhưng lại là đồng minh hiếm hoi và khá trung thành trong thế giới Hồi Giáo. Cho tới nay người ta chỉ nghe được những tuyên bố hàng hai từ Washington như kiểu: "Ai Cập nên cho phép sự thay đổi xảy ra". Nhưng chắc chắc Hoa Kỳ phải làm một cái gì đó để có thể tiếp tục duy trì ảnh hưởng tại kho vực này.

Có lẽ Bouazizi cũng đã được an ủi phần nào, và còn may mắn hơn một số người dân Việt nam. Vì dân Tunisia đã không để anh chịu uất ức, lẻ loi khi chết. Họ đã được truyền sức mạnh từ hành động của anh và đã có hành động để thay đổi xã hội.

Còn những người buôn thúng bán bưng tại Việt Nam như Bouazizi thì phải kể là ,nhiều hơn về số lượng, và lâu hơn về thời gian, 36 năm chứ không phải là 23 năm như Tunisia. Họ tuy đông đảo, nhưng như không tồn tại. Chẳng mấy ai lắng nghe hay ủng hộ họ, chứ đừng nói tranh đấu cho họ. Họ thường xuyên chịu sự xách nhiễu của chính quyền từ công an khu vực đến quản lý thị trường. Đến ngay cả những con chó của các gia đình đại gia giàu có vô tâm. Có ai nghe họ và đáp lời cho nỗi đau của họ? Người viết bài này thật sự nghi ngờ rằng nếu có một người buôn thúng bán bưng tại Việt Nam có hành động như Bouazizi rồi cũng sẽ bị lãng quên như một kẻ không may trong cái nhìn bàng quan của mọi người nơi đây.

Có người nhận định rằng rằng người Việt Nam quá sợ hãi chính quyền nên trở nên hèn nhược, và điều đó đã trở thành một thói quen- thói câu an cá nhân. Điều này cũng đúng một phần, nhưng có lẽ chưa hoàn toàn chính xác. Với một dân tộc luôn đấu tranh cho sự sinh tồn suốt chiều dài lích sử như Việt Nam, nỗi sợ hãi không dễ gì thống trị được họ. Theo nhận định của của người viết bài này thì chính cái đặc tính suy nghĩ thiếu sâu sắc nên dẽ dàng dẫn đến sự chấp nhận hoàn cảnh, mới là nguyên nhân chứ không phải là nỗi sợ hãi . Cũng bởi sự kém sâu sắc này, nên đôi khi dễ dàng chấp nhận hoàn cảnh một cách thụ động, kể cả khi hoàn cảnh ấy hết sức nghịch lý. Sự chấp nhận và chịu đựng chính thể Cộng sản độc tài hiện nay cũng nằm trong sự nông cạn và thiếu quyết đoán đó. Những cái mà chính thể này mang lại so với cái mất mát về lâu về dài là không tương xứng. Mất mát một phần lãnh thổ là cái dể nhận ra và thấy được. Còn mất mát những giá trị tinh thần và đạo đức là những cái mất khó nhận ra, nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp tới sự lành mạnh của một dân tộc mà để từ đó mọi thứ đổ đốn xảy ra trong khắp xã hội. Tuổi trẻ mất đi lý tưởng, sống một cách ích kỷ, trí thức lại thiếu lòng thiếu chí, nếu không muốn nặng lời là khá ươn hèn. Hai chữ "Trí thức" với đa số giờ đây chỉ còn dùng để kiếm cơm, để "lên" đời, để có một cuộc sống vật chất thoải mái hơn mà không cần suy nghĩ về những điều còn quan trọng hơn. Số khác lại bị đóng khung với thú tiêu khiển chữ nghĩa hay độc thoại không hơn không kém. Trong khi ấy, nỗi sợ thì cuối cùng cũng sẽ vượt qua kể cả nỗi sợ về cái chết, mà người Việt khá bình thản với nó. Nhưng chính những sự bằng lòng một cách nông cạn, thiếu suy nghĩ sâu sắc, thiếu dứt khoát trong lập trường, là những cái sẽ còn đeo bám và tạo ra nhiều hệ lụy cho người Việt sau này, kể cả thời hậu CS. Điều này chưa hẳn là dân trí thấp, mà là thói quen, một thói quen rất đáng bị lên án. Đây mới là cái mà theo tác giả bài viết này là cái đáng sợ nhất cho người Việt Nam. Họ đã quá dễ dàng chấp nhận mà đôi khi là chấp nhận những cái chẳng ra gì, như cái chế độ hiện tại chẳng hạn.

Ai sẽ có khả năng đốt đuốc cho Việt Nam?


Nguồn:

- "Bouazizi: The Man Who Set Himself and Tunisia on Fire" by Rania Abouzeid Jan. 21, 201, Time.

- "The Story of Mohamed Bouazizi, the man who toppled Tunisia", Intenational Business Time, Friday, January 14, 2011

- "The Arab World's Youth Army" BY ELLEN KNICKMEYER , JANUARY 27, 2011, Foreign Policy.

- "Tunisian President Zine el-Abidine Ben Ali and his family's 'Mafia rule' "By Colin Freeman 16 Jan 2011, Telegraph.
- "Egypt's Struggle for Freedom" BY YASSER EL-SHIMY, JANUARY 27, 2011, Foreign policy.